Tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Thực hiện Công văn số 850/BTP-PBGDPL ngày 16/3/2018 của Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3780/UBND-NC ngày 18/4/2018 yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong năm 2018.

Giới thiệu sơ lược về Công ước:

Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người - CAT, 1984 ( gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Kể từ khi bắt đầu có hiệu lực, đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn Công ước chống tra tấn.

Hinh Minh hoa.jpg
        Công ước chống tra tấn quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệ​u quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, thông qua các biện pháp phổ biến thông tin, đào tạo các lực lượng thực thi pháp luật, thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và giam giữ. Công ước chống tra tấn bao gồm:

- Phần I (từ Điều 1 đến Điều 16): quy định các nghĩa vụ của quốc gia là thành viên Công ước cần áp dụng trong pháp luật quốc gia. Đây là những nội dung quan trọng nhất của Công ước;

- Phần II (từ Điều 17 đến Điều 24): quy định thẩm quyền và các phương thức hoạt động của Ủy ban chống tra tấn, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi Công ước (thông qua việc xem xét báo cáo đình kỳ của các quốc gia là thành viên, nhận khiếu nại của các nạn nhân bị tra tấn, điều tra tình hình thực tế…);

- Phần III (từ Điều 25 đến Điều 33): quy định về các khía cạnh kỹ thuật về ký kết, phê chuẩn Công ước, thủ tục sửa đổi, việc bảo lưu Công ước.

Ngày 28/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và  ác hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

      Nội dung Công ước chống tra tấn và các văn bản có liên quan:​

Liên kết website

Lượt truy cập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI. Giấy phép số: 105/GP-BC ngày 28/07/2005.
Chịu trách nhiệm chính: bà Võ Thị Xuân Đào - Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Đồng Nai 
Trụ sở: Số 2, Đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.822528 - Fax: 02513.819833. Email: stp@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Tư Pháp tỉnh Đồng Nai 
® Ghi rõ nguồn "Sở Tư Pháp Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​