HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC PHẢI THỰC CHẤT, THƯỜNG XUYÊN

 

​       Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đậm nét trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bài viết “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, đồng chí đã nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thời đại Hồ Chí Minh và Tấm gương phong cách Hồ Chí Minh”...

Học Bác.jpg

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ra sức phát huy di sản Hồ Chí Minh, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đưa đất nước phát triển theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đến nay đã gần 20 năm.
Việc học tập và làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên trong đời sống, từ công sở đến cộng đồng, từ Trung ương đến địa phương; nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy việc tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu; góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng suy thoái trong nội bộ; tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hiệu quả từ học tập và làm theo Bác đã lan tỏa ý nghĩa nhân văn, tạo động lực tích cực trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên sức mạnh cộng hưởng khích lệ toàn dân, toàn Đảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng Đảng; phát triển kinh tế-xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.
Việc học tập và làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên trong đời sống, từ công sở đến cộng đồng, từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, qua các vụ án, vụ việc liên quan tham nhũng, tiêu cực gần đây cho thấy, số lượng tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và truy cứu trách nhiệm pháp lý ở mức đáng lo ngại, với tính chất, mức độ, phạm vi, hậu quả rất nghiêm trọng. Nhiều vụ án mà con số tài sản nhà nước bị thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng, liên quan trách nhiệm của hàng chục cán bộ, đảng viên, phần lớn là những người có chức, có quyền, nắm giữ những vị trí quan trọng, là người đứng đầu cấp ủy, đơn vị ở nhiều cấp, ngành, địa phương. Tình trạng đó chỉ ra một thực tế đau lòng là, đối với không ít cán bộ, đảng viên nói không đi đôi với làm, làm không như nói, thiếu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, lối sống, bị chi phối bởi lợi ích nhóm, để người nhà, người thân lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi...
Để bảo đảm việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như một lẽ tự nhiên, sinh động, hiệu quả và thực chất, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự trả lời được câu hỏi vì sao và cần làm gì để học tập và làm theo Bác. Không cách nào khác là mỗi người cần nắm bắt, hiểu rõ nội dung, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với những luận điểm, giá trị cốt lõi, đặc sắc, từ đó soi rọi tới bản thân, điều chỉnh hành vi, thái độ, việc làm hướng tới giá trị nhân văn, tốt đẹp, tiến bộ. Điều quan trọng hơn cả, cán bộ, đảng viên cần bền bỉ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng để hoàn thiện nhân cách, thật sự trở thành công bộc của dân. Cấp ủy các đơn vị, địa phương cần nâng cao trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên; nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thấy đúng cần bảo vệ, thấy sai phải thẳng thắn, quyết liệt đấu tranh…
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường xuyên nhắc nhở, cần “gắn liền học tập và làm theo”. “Học tập” và “làm theo” là thực hành và vận dụng sáng tạo, tích cực và tự giác; đồng thời đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ chính trị của cá nhân, cơ quan, đơn vị./.
 
Theo VOV - Tiến sĩ Hoàng Thanh Mai

(Trường đại học Văn hóa Hà Nội)

Liên kết website

Xem thêm
Không có video clip.

Lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI. Giấy phép số: 105/GP-BC ngày 28/07/2005.
Chịu trách nhiệm chính: Bà Võ Thị Xuân Đào - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai 
Trụ sở: Số 02, đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.822528 - Fax: 02513.819833. Email: stp@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai 
® Ghi rõ nguồn "Sở Tư pháp Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​