Ngày
28/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2025/NĐ-CP Quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương, trong đó quy định một số nội dung như sau:
Xác định các cơ quan sau đây không thuộc đối
tượng áp dụng của Nghị định gồm:
-
Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và Ban Quản lý
có tên gọi khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức thuộc cơ quan trung
ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương.
Cơ
cấu tổ chức của sở và tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc sở
1.Cơ
cấu tổ chức của sở, gồm:
a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
b)
Thanh tra (nếu có);
c)
Văn phòng (nếu có);
d)
Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
2.
Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở
a)
Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc
chức năng, nhiệm vụ của sở;
b)
Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với
phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên
chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế
công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
3. Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở được
áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thành lập
Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Văn phòng.
4.
Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở (sau đây gọi
chung là chi cục)
a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh
vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
b) Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn
đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối
thiểu 12 biên chế công chức.
5.
Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở (sau đây gọi
chung là phòng thuộc chi cục)
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý
nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc
tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;
b)
Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức.
Số
lượng Phó Giám đốc sở: Bình quân mỗi sở có 03 Phó Giám đốc.
Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp.
Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc
theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá
10 Phó Giám đốc.
Số
lượng Phó Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở:
-
Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế
công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và
phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức
được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;
-
Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14
biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế
công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14
biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;
-
Phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó
Trưởng phòng.
Các
sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
1.
Sở Nội vụ
2.
Sở Tư pháp
3.
Sở Tài chính
4.
Sở Công Thương
5.
Sở Nông nghiệp và Môi trường
6.
Sở Xây dựng
7.
Sở Khoa học và Công nghệ
8.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
9.
Sở Giáo dục và Đào tạo
10.
Sở Y tế
11.
Thanh tra tỉnh
12.
Văn phòng Ủy ban nhân dân
Các
sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương
1.
Sở Ngoại vụ
2.
Sở Dân tộc và Tôn giáo
3.
Sở Du lịch
4.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh
Khung
số lượng sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đối
với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 15 sở. Thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định việc thành lập, tổ chức lại, thay
đổi tên gọi, giải thể sở, bảo đảm phù hợp với đặc thù của địa phương, quy định
của Luật Thủ đô và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Đối
với các tỉnh, thành phố khác được tổ chức không quá 14 sở.
Nghị
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025./.
Anh Đào