Nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu
trong việc chỉ đạo, lãnh đạo tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của cải
cách hành chính, tạo chuyển biến tích cực mạnh mẽ về tinh thần, thái độ làm việc,
ý thức rõ trách nhiệm phục vụ người dân tránh tiêu cực, phiền hà sách nhiễu
trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm
tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hàng năm cho công chức, viên chức,
người lao động thuộc Sở trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ. Khuyến
khích người dân, tổ chức doanh nghiệp tích cực tham gia sử dụng các dịch vụ
công trực tuyến, giao
dịch trên môi trường mạng internet; giám sát các hoạt động thực thi công vụ và
kết quả thực hiện cải cách hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời
phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực cũng như hạn chế
trong công tác cải cách hành chính, Sở Tư pháp triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:
1. Cải cách thể chế
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà
nước, đồng bộ; trong đó:
- Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính của tỉnh theo quy định của
Trung ương và thực tiễn của tỉnh, trọng tâm tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ,
công chức, viên chức, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực
hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh
doanh thuận lợi. lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi
mới sáng tạo;
- Hoàn thiện thể chế và các khung pháp lý để thúc đẩy quá trình
chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển chính phủ số, nền
kinh tế và xã hội số.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thành
đúng tiến độ, đảm bảo quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
các văn bản quy phạm pháp luật ban hành được rà soát, kiến nghị xử lý đảm bảo tính
hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính
liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành
chính nhà nước; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông, tối ưu hoá quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh
mẽ công nghệ thông tin; trong đó:
- Nâng cao chất
lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người
dân, doanh nghiệp theo Đề án ban hành tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày
27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển
khai, hướng dẫn người dân
thanh toán trực tuyến.
- Rà
soát, trình công bố, công khai bộ
thủ tục hành chính và cập nhật kịp
thời đúng thời gian quy định.
- Thực
hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ,
kết quả giải quyết thủ tục hành chính; ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ,
giấy tờ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính
ngành Tư pháp đã được giải quyết.
- Xử lý dứt điểm trong thời gian quy định
đối với các phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức liên quan đến giải quyết
thủ tục hành chính.
3. Cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước
Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các phòng
chuyên môn và tương đương, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở sắp xếp, tinh gọn hệ thống
tổ chức theo quy định, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, trong đó: Phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng chuyên môn và tương đương, các
đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc
bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng chuyên môn và tương đương, các đơn vị
sự nghiệp thuộc Sở.
4. Cải cách chế độ công vụ
Xây dựng nền
công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế
cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán
bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài
vào làm việc. Xây dựng được đội ngũ công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp
ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
5. Cải cách tài chính
công
- Thực hiện quy định mới về cơ chế quản
lý, phân bổ ngân sách nhà nước.
- Tổ chức thực hiện Luật Ngân sách nhà nước
và các văn bản có liên quan để đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước,
quy định về cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan, đơn vị
trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
6. Xây dựng và
phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin,
phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm
việc, nâng cao năng suất, hiệu quả điều hành, hoạt động của Sở, nhất là trong giải
quyết thủ tục hành chính cho người dân.
7. Công tác chỉ đạo, điều
hành thực hiện cải cách hành chính
- Cụ thể hoá trách nhiệm, đề cao vai trò
người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; siết chặt kỷ
luật kỷ cương hành chính của công chức, viên chức.
- Xây dựng kế hoạch kịp thời, đánh giá khách
quan kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của ngành Tư pháp.
- Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính,
công vụ, kỷ luật kỷ cương hành chính.
- Bố trí đủ nguồn lực tài chính và nhân lực
hực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
Thủ trưởng các phòng chuyên môn và tương đương, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở triển khai đến toàn thể các công chức, viên chức đơn vị biết và phối hợp thực hiện nội dung kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp (thông qua Văn phòng Sở hoặc tại các cuộc họp
giao ban hàng tuần) để chỉ đạo thực hiện./.
Thanh Quang