Thực hiện Văn bản số 7277/BTP-PBGDPL ngày 17/12/2024 của Bộ Tư pháp về việc mời tham dự Hội thảo tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số
14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý,
khai thác Tủ sách pháp luật. Chiều
ngày 23/12/2024, Sở Tư pháp đã tổ chức điểm cầu tập trung tham dự Hội thảo trực
tuyến tại Phòng họp Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh do đồng chí Nguyễn
Thị Kim Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, tham dự có đại diện các cơ
quan, đơn vị thuộc tỉnh, phòng Tư pháp các huyện, thành phố và công chức Tư pháp
- Hộ tịch.
Quang cảnh tại điểm cầu
Hội nghị trực tuyến
Hội
thảo lần này nhằm mục đích đánh giá kết quả đạt được, xác định những hạn chế,
vướng mắc phát sinh từ thực tiễn và nguyên nhân, đưa ra định hướng, giải pháp
cho việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật trong những năm tiếp
theo.
Sau
05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg việc khai thác tủ sách
pháp luật đã đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm
hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân
dân, công an nhân dân ở cơ quan, đơn vị, nhà trường và đáp ứng một phần nhu cầu
tìm hiểu pháp luật của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được
tiếp cận thông tin pháp luật. Với việc Tủ sách pháp luật được xây dựng, khai
thác ở hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đã góp phần giảm chênh lệch về điều kiện
tiếp cận thông tin pháp luật giữa khu vực thành thị và vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn, biên giới…; đa dạng hóa thiết chế văn hóa – thông tin tại cơ sở.
Hội
nghị đã đưa ra một số tồn tại, hạn chế trong xây dựng, quản lý, khai
thác Tủ sách pháp luật như:
chất lượng sách, báo, tài liệu pháp luật trong một số tủ sách pháp luật chưa thực
sự phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người đọc; số lượng văn bản quy phạm pháp luật
nhiều, thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên việc rà soát, cập nhật, bổ sung chưa
được thực hiện thường xuyên, kịp thời; tỷ lệ người dân đến đọc, mượn ở mỗi tủ
sách rất ít, hầu như không có người đến đọc, mượn sách, nhiều trường hợp khi
người dân có những vướng mắc về pháp luật
chưa chú trọng đến việc tra cứu, tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật được
trang bị tại tủ sách pháp luật...
Theo
đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên cần có các nhiệm vụ, giải pháp như:
Tiếp tục quán triệt, phổ biến thống nhất nhận thức của các cấp chính quyền địa
phương, người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa văn hóa đọc nói chung, của Tủ sách
pháp luật trong thực thi công vụ, nhất là trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật; Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật hướng về cơ sở, lấy
người dân làm trung tâm, đa dạng hóa các loại hình tủ sách pháp luật ở cộng đồng
để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật
của Nhân dân; Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội
và sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho việc xây dựng, phát triển
mô hình tủ sách pháp luật đang được khai thác, sử dụng hiệu quả ở cơ sở và tại
cộng đồng dân cư; Thường xuyên thông tin về tủ sách pháp luật, tổ chức các hoạt
động (triển lãm, giới thiệu sách, tài liệu pháp luật...) vào dịp Ngày Sách và
Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Pháp luật Việt Nam (11/9)... để thu hút cán bộ,
công chức, chiến sĩ và người dân quan tâm, hình thành thói quen đọc sách,
nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu
pháp luật để việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật thực sự trở thành một
kênh phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc tuyên
truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; Xây dựng, hoàn thiện tủ sách pháp luật điện tử khai thác, kết nối trong cả
nước; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá hiệu quả công tác xây dựng,
quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; kịp thời khen thưởng hoặc đề nghị khen
thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác này./.
Lê Thị Thùy