Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ
muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Người đã đi xa, nhưng cuộc đời, sự nghiệp và
tấm gương đạo đức của Người, đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng
những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam; là biểu
hiện sinh động nhất về sự mẫu mực, giản dị và khiêm tốn. Trong những điều kiện
khó khăn của cách mạng Việt Nam, dù ở nơi đâu, Bác cũng luôn giữ được tâm thế
bình thản, tự tại, một lối sống nặng tình đồng chí, đồng bào để vượt qua thử
thách, gian nan của những ngày đầu cách mạng. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ
rõ nét về sự giản dị của Bác.
Ngày
25 tháng 8 năm 1945, Hồ Chủ Tịch về đến thôn Gạ (Phú Thượng – Hà Nội), nghỉ ở
đây một ngày. Hôm sau Người được Trung ương và Thành uỷ bố trí, đến ở tại gác
2, số nhà 48 Hàng Ngang (nhà của ông Trịnh Văn Bô - một thương gia yêu nước, cơ
sở tin cậy của cách mạng).
Về
đến Hà Nội, Bác rất gầy yếu, sau những trận ốm và phải đi xa. Tuy vậy, các cán
bộ xung quanh Bác, vẫn thấy đôi mắt của Người, luôn tỏa sáng rực. Bà Bô, nữ chủ
nhân của ngôi nhà 48 Hàng Ngang, xúc động kể lại: Bác, từ chiến khu về chỉ có
một đôi dép cao su, nhãn hiệu con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ mi
ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc màu. Đêm đêm, Bác thức rất khuya
đánh máy chữ. Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của Ông Cụ mới tắt; nhưng,
5 giờ sáng đã thấy Ông Cụ tập thể dục ngoài ban công.
Hàng
ngày, lúc 7 giờ sáng ông Vũ Đình Huỳnh đón Bác ra Bắc Bộ phủ, làm việc đến
chiều mới về, 48 Hàng Ngang. Buổi tối, Bác thường xuyên bận, vì phải hội kiến,
làm việc với các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt…Sau này bà
Bô mới biết rằng, khi tiếng đánh máy chữ vang lên, trong đêm khuya ấy, chính là
lúc Bác Hồ đang thảo bản hùng văn, vô giá – Bản Tuyên ngôn lịch sử, khai sinh
ra nước Việt Nam mới.
Thời
gian này, Hà Nội đang chuẩn bị cờ hoa và cả vũ khí cho ngày trọng đại sắp tới.
Tuy đã 91 tuổi, nhưng bà Bô vẫn còn nhớ rõ những ngày tháng hào hùng ấy. Vào
khoảng, những ngày 26, 27 tháng 8, tức là khi đã ấn định, Lễ tuyên ngôn vào
02/9/1945, anh em cán bộ mới sực nhớ ra cần phải trang bị mỗi người một bộ quần
áo thật tươm lúc ra mắt trên lễ đài, đặc biệt là Hồ Chủ Tịch. Đa số anh em từ
chiến khu trở về và kể cả Bác cũng đều mặc những đồ đã cũ sờn hoặc chấp vá tạm
bợ. Bà Bô bồi hồi nhớ lại: “Lúc bấy giờ, trong tủ của nhà chúng tôi, có rất
nhiều vải (vì là nhà buôn vải vóc), tôi lấy ra mấy xấp ka ki để may cho anh em.
Ngoài ra trong tủ cũng có hàng chục bộ quần áo, khá sang trọng may sẵn mà ông
Bô chưa dùng, nên tôi lấy ra cho các anh mặc tạm trước. Anh nào mặc vừa bộ nào
thì dùng bộ nấy, ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp ... nhưng tầm người như
Ông Cụ không hợp bộ nào cả…”.
Gần
sát ngày đại lễ, ông bà Bô đã chọn riêng loại vải kaki, cốtlê của Anh và ông Vũ
Đình Huỳnh - Nguyên là thư ký lễ tân mang đến xin ý kiến Bác. Bác nói: Tôi mặc
xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không
phải cà vạt cổ cồn là tốt…
Ông
Vũ Đình Huỳnh, chợt nhớ tới một bức ảnh của Xtalin, nên ướm thử với Bác may
theo kiểu áo đó, cũng không có cà vạt mà oai vệ. Bác mỉm cười nói: “Nhưng mình
có phải là Xtalin đâu”. Cuối cùng ông Vũ Đình Huỳnh mời ông Phú Thịnh - chủ
hiệu may có tiếng ở Phố Hàng Quạt tới và trình bày:
Tôi
có người nhà là cụ Lý, ở quê ra thăm Thủ đô, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ
anh cắt may kiểu áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật
thì mở khuy áo thoải mái, đi giày, đi dép đều hợp với cụ Lý nhà tôi.
Ông
Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc, dè dặt nói: “Tôi đã mường tượng ra kiểu áo ấy rồi.
Chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù?”. Rồi Ông Phú Thịnh ngắm nghía tấm ảnh
Xtalin rồi nói: “Kiểu tướng soái này oách lắm, nhưng không hợp với các cụ người
nhà mình. Thôi được, tôi sẽ lo liệu để có bộ áo hợp ý với cụ Lý”. Hai hôm sau,
ông Phú Thịnh đem hai bộ quần áo đến, cười ý nhị nói: “Tôi trộm nghĩ, cụ Lý này
không phải là lý trưởng, mà có lẽ là một cụ Lý… khác thường” Ông Vũ Đình Huỳnh
cười đáp lại, tình cảm tinh tế của ông thợ may.
Hôm
sau, lựa lúc Bác tập thể dục, tắm buổi sáng xong, ông Vũ Đình Huỳnh đem bộ quần
áo mới vào. Bác ướm thử, ngắm kỹ cổ áo và mỉm cười: “Được, thế này là hợp với
mình”. Ông Vũ Đình Huỳnh lúc đó đã rất vui và thầm mỉm cười nghĩ, chỉ trong vài
ngày nữa, ông Phú Thịnh sẽ vô cùng sung sướng và ngạc nhiên, vinh dự khi “cụ
Lý” mà mình may quần áo cho, lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đọc Tuyên
ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, để khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà.
Cho dù năm tháng qua đi, nhưng tinh thần
của tuyên ngôn độc lập, ngày 02/9 luôn song hành với tên tuổi của vị cha già
kính yêu, của dân tộc Việt Nam
hôm nay và mai sau. Cuộc đời của Người, là biểu tượng cao đẹp về chí khí cách
mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, yêu nhân dân tha
thiết, một tác phong khiêm tốn, một con người rất đỗi bình dị, kể cả trong ngày
trọng đại nhất của mỗi Quốc gia, dân tộc. Người chính là hiện thân về: cách
sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc. Người đã để lại cho chúng
ta một tấm lòng nhân hậu, một tình cảm chang chứa yêu thương vì nước, vì dân.
Thấm nhuần và quán triệt sâu sắc những tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, thời gian qua bản thân cũng như Phòng Công
chứng luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo
đức của Người. Tập thể cơ quan luôn nêu cao tinh thần đạo đức, cách mạng nhất
là đức tính khiêm tốn, lối sống giản dị.
Tiếp tục đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian đến, Phòng Công chứng tiếp tục phổ
biến, quán triệt, động viên cán bộ đảng viên có ý thức tự học, bồi dưỡng để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, thường xuyên noi
gương Bác, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, học hỏi, tìm tòi, đổi mới phương pháp
làm việc, gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, có tinh thần chủ động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác.
Khiêm tốn, giản dị nơi công sở:
-
Bản thân em hoạt động trong công tác tiếp dân,
em luôn thể hiện thái độ ân cần, khiêm tốn, nhã nhặn trong quan hệ ứng xử, luôn
có thái độ hòa nhã trong công tác tiếp dân, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người
dân khi gặp vướng mắc trong công tác hàng
ngày.
-
Luôn giữ thái độ thân thiện, tinh thần sẵn
sàng hỗ trợ đối với đồng nghiệp, xây dựng gắn kết tinh thần làm việc nhóm nơi
công sở một cách có hiệu quả.
Khiêm tốn, giản dị nơi địa phương sinh
sống:
-
Luôn giữ gìn nếp sống văn minh, lịch thiệp,
thân thiện với hàng xóm xung quanh.
-
Tích cực hỗ trợ trong công tác dân vận tại địa
phưuong, cũng như tham gia đầy đủ các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước
nhớ nguồn tại địa phương.
Có thể nói, cuộc đời và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam. Những câu
chuyện kể về Bác Hồ thì vô vàn, không thể nào kể hết. Với những mẩu kể chuyện
Bác Hồ được chúng ta chọn lọc trên đây thể hiện tình cảm trân trọng biết
ơn, để từ đó, chúng ta biết học tập đức tính tốt của Bác và ngày
càng hoàn thiện hơn bản thân./.
Nguyễn Tuấn Tú – Đảng viên Chi bộ 3