Tháng
2 năm 1941, Bác Hồ về Pác Bó, để trực tiếp chỉ đạo phong trào và bồi dưỡng cán
bộ, Bác cho một số cán bộ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đang hoạt động bí mật ở
cùng với Bác. Ngoài các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp v.v. đi
theo Bác, lúc này trong hang có thêm các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Thuỵ
Hùng, Đức Thanh và tôi (tức đồng chí Hoàng Tô).
Hồi
ấy, đ/c Lê Quảng Ba và đ/c Hoàng Sâm phụ trách bảo vệ cơ quan Bác và tổng Lục
Khu. Còn tôi thì được phân công trực tiếp phụ trách tổng Hà Quảng (gồm các xã
Sóc Hà, Nà Sắc và vùng mỏ Sắt bấy giờ), kiêm nhiệm vụ kiểm tra tổng Thông Nông.
Trước
khi chúng tôi đi xuống cơ sở công tác, bao giờ Bác cũng bảo báo cáo chương
trình, kế hoạch cụ thể cho Bác nghe. Bác bổ sung thêm rồi bảo chúng tôi nhắc
lại thật đúng rồi mới cho đi. Do đó, bọn tôi rất vững dạ, như người đi rừng có
địa bàn trong tay.
Cứ
mỗi lần có đồng chí rời hang đi công tác là Bác lại lo lắng: lo sao anh em được
bình yên trở về, thoát khỏi mọi sự bất trắc dọc đường. Khi thấy anh em về, Bác
vui hẳn lên. Câu đầu tiên Bác nói là hỏi han sức khoẻ, sau đó tuyên bố cho anh
em nghỉ ngơi, tắm giặt, rồi mới làm việc. Lúc ấy, phong trào đang lên, công
việc rất nhiều, nên anh em chúng tôi không ai muốn nghỉ, đợi được báo cáo tình
hình, xong là đi ngay, nhưng Bác bắt phải nghĩ ngơi để đảm bảo sức khỏe.
Thỉnh
thoảng đi công tác về, chúng tôi lại được Bác cho quà, quà chỉ là những cái kẹo
bé tý nhưng đầy ắp sự ân cần, yêu thương. Hỏi đồng chí Cáp mới biết đó là quà
của nhân dân Pác Bó đi chợ mua về biếu Bác. Bác chỉ ăn một, hai cái. Còn bao
nhiêu gói lại, cất vào ống tre, Bác bảo:
-
Để dành cho các chú đi công tác về ăn.
Quà Bác tuy nhỏ, nhưng cử chỉ của Bác là cả một tình
thương, có sức động viên chúng tôi rất lớn. Mỗi lần đi công tác lâu ngày mới
về, bao giờ Bác cũng dặn đồng chí cấp dưỡng cố gắng tìm mua thức ăn về “thết
tiệc” cho anh em. Gọi là tiệc, nhưng chỉ thêm vài miếng thịt lợn luộc chấm
muối.
Ở
hang, nhưng hàng ngày Bác vẫn giữ đúng giờ giấc. Đến giờ, nếu ai ngủ chưa dậy
thì Bác khẽ đánh thức. Song, đối với anh em chúng tôi mới đi công tác về, Bác
bảo anh em khác phải im lặng, giữ ý từng bước chân, để chúng tôi được ngủ thêm
một lúc.
Tôi
còn nhớ một lần, đồng chí Đức Thanh đi công tác về bị ốm, nằm liệt giường. Bác
buồn lắm. Bác bảo đồng chí Cáp vào rừng lấy lá thuốc về cho đồng chí Thanh uống
và xông. Chốc chốc Bác lại đến sờ trán đồng chí Đức Thanh.
Ngồi
làm việc ở một góc hang, tôi im lặng theo dõi từng cử chỉ của Bác. Nhìn nét mặt
lo âu của Bác, tôi lại nhớ đến lúc còn bé, bị ốm chốc chốc mẹ lại sờ trán tôi,
nét mặt vui buồn đều gắn vào độ nóng, lạnh trong người tôi truyền qua bàn tay răn
reo của mẹ. Cử chỉ của Bác trong lúc này chẳng khác dáng dấp của mẹ tôi khi
xưa.
Những
tình cảm sâu sắc của Bác đối với chúng tôi hơn ruột thịt, đã động viên chúng
tôi vượt qua mọi khó khăn gian khổ những năm tháng sống trong hang giữa rừng Pác
Bó.

Câu
chuyện trên là một trong vô vàn câu chuyện về Người, nó không chỉ cho chúng ta
thấy được tấm lòng nhân ái bao la, thương yêu con người, yêu thương cán bộ,
chiến sĩ như trời biển của Bác Hồ kính yêu.
Câu
chuyện nhỏ nhưng là bài học lớn, thể hiện sự quan tâm chu đáo và rất thiết thực
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, chiến sĩ. Chính từ sự quan tâm, ân cần
của Người đã động viên và tiếp thêm sức mạnh để mỗi cán bộ, chiến sĩ khắc
phục khó khăn để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Đảng viên thuộc Đảng bộ trao đổi, thảo luận về nội dung học tập tại buổi sinh hoạt tháng 6/2024
Qua
nội dung câu chuyện cũng như nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức của Người chúng ta
thấy, ngoài việc quan tâm, chăm sóc cán bộ, Người cũng luôn quan tâm đến công
tác bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nước kiểu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những cách làm
việc với đội ngũ cán bộ như sau:
- Chỉ
đạo những phương hướng đường lối công tác cho cán bộ, để họ phát
huy năng lực và tinh thần sáng tạo trong những công việc cụ thể.
- Nâng
cao trình độ cho cán bộ bằng cách tạo điều kiện để họ học
thêm lý luận và chuyên môn.
-
Thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm, sửa chữa
những khuyết điểm, phát huy ưu điểm trong quá trình công tác.
-
Khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục, cải tạo, giúp họ
sửa chữa.
- Giúp
đỡ họ bảo đảm những điều kiện sinh hoạt, chăm sóc họ khi đau ốm.
Tùy theo điều kiện có thể giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề gia đình”.
Câu
chuyện kể, mộc mạc mà gần gũi nhưng đó là bài học quý giá không bao giờ xưa, cũ
cho mỗi một chúng ta về tình yêu thương, sự quan tâm, gắn bó và chia sẻ với
đồng chí, đồng nghiệp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đây là bài học
thiết thực để mỗi chúng ta ngẫm lại và quan tâm nhiều hơn đến đồng chí, đồng
nghiệp cơ quan, để cùng nhau xây dựng tập thể cơ quan đoàn kết và phát triển.
Công tác
tổ chức, bộ máy và cán bộ luôn là công việc nhạy cảm và phức tạp vì liên quan đến
con người, cần phải tiến hành hết sức thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng. Do đó,
khi được phân công tham mưu, theo dõi công tác này, bản thân nhận thấy cần
phải nghiên cứu kỹ quy định pháp luật có liên quan. Trong thời gian qua, tôi may mắn nhận được sự quan tâm, hướng
dẫn tận tình của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Văn phòng Sở và sự giúp đỡ của các anh
chị em đồng nghiệp cơ quan, đối với những vấn đề phức tạp hay những nội dung
còn lăn tăn, vướng mắc, tôi sẽ chủ động xin ý kiến của lãnh đạo phòng và tham
khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp cơ quan và bộ phận tham mưu công tác cán bộ
của Sở Nội vụ để từ đó vận dụng, tham mưu thực hiện công tác cán bộ tại cơ quan
được chặt chẽ, đúng quy định pháp luật./.
Trần Đức