Thực hiện Quyết
định số 306/QĐ-HĐPH ngày 10/3/2023 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương ban hành Kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố
tụng năm 2023 và Quyết định số 2318/QĐ-HĐPH ngày 03/10/2023
của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở
Trung ương về việc kiểm tra liên ngành về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng tại tỉnh Đồng Nai. Chiều ngày 27/10/2023, Đoàn kiểm tra
liên ngành của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt
động tố tụng ở Trung ương do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng – Phó Chủ tịch
Hội đồng làm trưởng đoàn cùng các thành viên là đại diện một số bộ, ngành:
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao và Lãnh đạo, cán bộ Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đã
có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai về công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh.
Tiếp và làm
việc với đoàn kiểm tra có đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, đồng
chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, đồng chí Võ Thị Xuân
Đào – Giám đốc sở Tư pháp, Chủ tịch hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại diện
Ban Đoàn Luật sư tham dự.
Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra đã nghe đồng chí
Phan Quang Tuấn – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội phối hợp liên ngành
về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh báo cáo của Hội đồng phối hợp
liên ngành tỉnh Đồng Nai về kết quả triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC
ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
(Thông tư liên tịch số 10); kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý, kết quả
tham gia chỉ tiêu tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, số vụ việc tham
gia tố tụng thành công trong năm 2022 và 06 tháng đầu năm 2023; những khó khăn,
vướng mắc, những đề xuất, kiến nghị của địa phương trong quá trình tổ chức thực
hiện công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong
hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Phan Quang Tuấn
– Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội phối hợp liên ngành về TGPL tỉnh
báo cáo kết quả của Hội đồng PHLN tỉnh
Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý, số vụ việc
tham gia tố tụng tăng nhanh qua các năm, cả về số lượng và chất lượng (năm 2022
Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã tham gia tố tụng là 531 vụ việc, 06 tháng đầu năm
2023 là 483 vụ việc) và (Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng hoàn thành năm
2022 là 365 vụ việc, 9 tháng đầu năm 2023 là 482 vụ việc, tăng 30%), cùng với
đó chất lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng (năm 2022 có 51 vụ việc
thành công, 9 tháng đầu năm 2023 đã có 143 vụ).

Đồng chí Võ Thị Xuân Đào – Giám đốc Sở Tư pháp,
Chủ tịch Hội đồng
phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng
tỉnh phát biểu
Đoàn kiểm tra đã nghe Lãnh đạo Toà án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai báo cáo công tác
phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong việc giải thích quyền
và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; niêm yết Bảng thông tin, hộp tin;
niêm yết tờ thông tin trong buồng tạm giam, tạm giữ; việc cấp giấy chứng nhận
tham gia tố tụng; thông báo lịch tham gia lấy lời khai, lịch xét xử… Các thành
viên của Đoàn kiểm tra đã phát biểu, nêu ý kiến thảo luận nhằm làm rõ những vấn
đề mà Đoàn kiểm tra quan tâm cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện Thông tư Liên tịch số 10.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TGPL
còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Tuy Hội đồng phối hợp liên
ngành đã triển khai phổ biến Thông tư
liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC đến các ngành, thành viên từ năm 2018 đến nay
nhưng vẫn còn một số bộ phận Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chưa nắm
rõ về hoạt động phối hợp trong quá trình thụ lý giải quyết các vụ án tại cơ
quan tố tụng nên chưa chủ động giới thiệu đối tượng được trợ giúp đến
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước; đa số
vụ việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự là do cơ quan Công an giới thiệu
đến. Đối với vụ án dân sự và hành chính còn ít và chủ yếu là người dân tự tìm đến
Trung tâm trợ giúp pháp lý, Cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát kiểm sát vụ án dân sự
giới thiệu thông tin cho đối tượng được TGPL rất ít; đối với các vụ việc Trợ giúp
viên pháp lý đã được cử tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra đến khi có quyết
định đưa vụ án ra xét xử thì đối tượng trên 18 tuổi nên có một số Thẩm phán
không triệu tập Trợ giúp viên pháp lý tham gia phiên tòa, vì vậy ảnh hưởng đến
quyền được trợ giúp pháp lý của đối tượng; có sự khác biệt trong việc nhận thức
về thời điểm yêu cầu trợ giúp pháp lý; công
tác phối hợp giữa các ngành là thành viên trong Hội đồng tại cấp tỉnh thực hiện
tốt ở cấp tỉnh, nhưng xuống cấp huyện, cơ sở, có nơi có lúc chưa thực hiện tốt
trong sự phối hợp, phản hồi trao đổi thông tin giữa các cơ quan tố tụng và Chi
nhánh Trợ giúp pháp lý.

Thành viên Đoàn kiểm tra Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương
trao đổi một số nội dung về công
tác TGPL
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng phối
hợp liên ngành Trung ương đánh giá: Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ
đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai,
sau hơn 5 năm triển khai Thông tư liên tịch số 10, công tác TGPL trong hoạt
động tố tụng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ khi Thông
tư liên tịch số 10 được ban hành, các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp
liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tại địa phương đã tích cực chủ động
quán triệt trong ngành, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến
hành tố tụng tỉnh đã có văn bản chỉ đạo việc thực hiện Thông tư 10 cho ngành
mình trong phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai.

Thứ Trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Phó
Chủ tịch Hội đồng
phối hợp liên ngành về TGPL ở Trung ương phát
biểu tại buổi làm việc
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhận xét, so với các
địa phương trong khu vực thi đua các tỉnh Đông Nam Bộ, số vụ việc do các các cơ
quan tiến hành tố tụng tỉnh Đồng Nai chuyển chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp
lý trong 2022 là 531 vụ việc (cơ quan Công an: 452; Toà án: 76; Viện kiểm sát:03
xếp hạng 1/7 tỉnh. Đồng thời, số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc của Trung
tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai xếp hạng 1/7 tỉnh trong khu vực thi
đua (năm 2022 có 390 vụ việc). Hoạt
động tham gia tố tụng của các trợ giúp viên pháp lý đã góp phần quan trọng
trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, từ đó bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Các kết quả của TGPL góp phần thực hiện
chính sách an sinh xã hội của tỉnh.
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trần
Tiến Dũng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về
trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương thay mặt
Đoàn kiểm tra đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành
địa phương và
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, Thứ Trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng
đã có một số kết luận, như
sau:
Thứ nhất, đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai quan tâm, chỉ đạo và quán triệt sâu sắc hơn nữa về công tác TGPL
đối với hệ thống chính trị trong tỉnh, các cơ quan tiến hành tố tụng theo tinh
thần của các Bộ luật, Luật tố tụng, Luật TGPL, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam,
Thông tư liên tịch số 10 và các văn bản pháp luật về TGPL. Mặt khác, trong phạm
vi thẩm quyền của mình nghiên cứu có thể có cơ chế đặc thù cho việc phát triển
TGPL tại địa phương phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phù hợp với
quy định pháp luật.
Thứ hai, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành
UBND cấp huyện, xã trong quá trình giải quyết vụ việc liên quan đến công dân,
nếu phát hiện công dân thuộc diện được TGPL, có trách nhiệm giải thích, hướng
dẫn và giới thiệu đến Trung tâm TGPL để họ kịp thời được tiếp cận với dịch vụ
TGPL miễn phí của Nhà nước. Đồng thời quan tâm, tạo điều kiện đảm bảo kinh phí,
nhân lực cho hoạt động TGPL, bố trí kinh phí để Trung tâm thực hiện lắp đặt
điểm cầu thành phần phục vụ phiên tòa trực tuyến và kinh phí triển khai nội
dung TGPL trong các chương trình mục tiêu quốc gia có hiệu quả.
Thứ ba, Đề nghị Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương quán triệt sâu sắc
hơn nữa đến các cơ quan tiến hành tố tụng, người thực hiện trợ giúp pháp lý về
vai trò của trợ giúp pháp lý trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và
quyền của người được trợ giúp pháp lý nói riêng, cần giải thích cụ thể cho
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và các đương sự khác về quyền được trợ giúp
pháp lý và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ giúp pháp lý, bảo đảm
không bỏ sót người được trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, Trung tâm
Trợ giúp pháp lý cần chủ động sáng tạo hơn nữa trong việc tham mưu đề xuất,
triển khai các hoạt động liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý nói chung và
hoạt động phối hợp liên ngành nói riêng. Đồng thời chú trọng án thuộc lĩnh vực
Dân sư, Hành chính nhiều hơn, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới
có liên quan đến trợ giúp pháp lý và bám sát các chương trình, kế hoạch, văn
bản chỉ đạo của Trung ương để triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý
có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới./.
Phan Thơm – Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước