Ngày 06/10/2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Đề án
phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định số
2411/QĐ-UBND. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Thông báo số 486/TB-UBND về
việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
Nội dung thông báo cụ thể
như sau:
1. Địa bàn, số lượng được thành lập Văn
phòng Thừa phát lại
1.1. Địa bàn thành lập
- Tại địa bàn các huyện, thành phố thuộc
tỉnh Đồng Nai gồm: Thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Xuân Lộc, Tân
Phú, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.
1.2. Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được
phép thành lập
- Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được
thành lập tại các huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Cẩm
Mỹ: 01 Văn phòng/địa bàn huyện.
- Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được
phép thành lập tại thành phố Biên Hòa, Long Khánh sau năm 2025: 01 Văn phòng/địa
bàn thành phố (hiện tại thành phố Biên Hòa, Long Khánh đã có 01 Văn phòng/thành
phố)
2. Thời gian, địa điểm và
hình thức tiếp nhận hồ sơ
2.1 Thời gian tiếp nhận
hồ sơ: Trong
giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.
2.2 Thời hạn tiếp nhận hồ
sơ:
Kể từ ngày ra Thông báo
2.3 Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư
pháp tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Đồng Nai số 236, đường Phan
Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.4. Hình thức: Nộp trực tiếp; qua bưu
chính hoặc trực tuyến thông qua
hình thức dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.dongnai.gov.vn
3. Thành phần hồ sơ, cách thức xét duyệt
hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ
- Thành phần hồ sơ được quy định tại khoản
3 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Quyết định số
2005/QĐ-BTP ngày 28/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục
hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Tư pháp và Quyết định 4804/QĐ-UBND ngày
21/12/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân về Về việc công bố thủ tục
hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa
phát lại theo mẫu TP-TPL-16 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày
28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi,
nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai
thực hiện.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm
bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
3.2. Cách thức xét duyệt hồ sơ
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy
định, Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát
lại trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát
lại theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và nguyên
tắc, thứ tự ưu tiên Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định số 2411/QĐ-UBND./.
Thông báo thành lập Văn phòng Thừa Phát lại.pdf
Bình Phạm