HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC TỔNG HỢP VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI) TỪ NGÀY 05/01/2015 ĐẾN NGÀY 05/4/2015

​Lê Xuân Quý - Nguyễn Văn Sâm

        Thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/4/2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở Tư pháp ban hành Hướng dẫn số 150/HD-STP ngày 10/02/2015 về cách thức tổng hợp và báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/4/2015 như sau:

I. HÌNH THỨC ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

1. Hình thức đóng góp ý kiến:

Việc góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự được các tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức như sau:

- Góp ý trực tiếp trên các Trang thông tin điện tử, gửi thư điện tử hoặc văn bản, thư tay gửi về các cơ quan là đầu mối tiếp nhận ý kiến;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm;

- Các hình thức phù hợp khác.

2. Phiếu xin ý kiến góp ý đối với đối tượng là cá nhân

Để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện việc đóng góp ý kiến, đảm bảo chất lượng, chặt chẽ, cụ thể và thể hiện rõ ràng nội dung ý kiến góp ý thì cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến góp ý cung cấp, hướng dẫn cho nhân dân góp ý thông qua mẫu phiếu xin ý kiến cá nhân (kèm theo).

Các cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến góp ý thực hiện đăng tải công khai dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và mẫu phiếu xin ý kiến để Nhân dân có thể thực hiện đóng góp ý kiến theo quy định.

Nội dung thông tin cơ bản trên mẫu phiếu xin ý kiến gồm:

- Phần thông tin chung của cá nhân đóng góp ý kiến: ghi nhận đầy đủ thông tin về họ và tên, thành phần đối tượng (chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, luật gia hoặc cử tri) khi tham gia góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

- Phần ý kiến cụ thể đề nghị sửa đổi, bổ sung dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi): ghi nhận cụ thể phần, chương, mục, điều, khoản, điểm góp ý, lý do của đề nghị sửa đổi, bổ sung Dự thảo.

- Phần ý kiến khác (nếu có): Ghi nhận ý kiến góp ý mà nội dung có liên quan đến:

+ Đánh giá, nhận định chung về toàn bộ dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

+ Góp ý về bố cục của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

+ Góp ý về văn phong diễn đạt của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

+ Góp ý đề nghị bổ sung mới nội dung, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

+ Góp ý đề nghị bỏ nội dung, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Các nội dung cụ thể của ý kiến góp ý thuộc một trong các trường hợp nêu trên cũng phải nêu rõ các nội dung nêu trên đã phù hợp chưa? nếu chưa thì đề xuất hướng xử lý như thế nào? Lý do của ý kiến góp ý là gì?

* Lưu ý trong việc ghi Phiếu xin ý kiến:

- Ghi đầy đủ, chính xác và trung thực mục thông tin cá nhân theo yêu cầu.

- Mỗi dòng ở trong Mục II chỉ ghi duy nhất một nội dung liên quan đến phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

Sở Tư pháp xây dựng Bảng tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên cơ sở phần mềm excel.

 1. Mục đích

- Tạo cơ sở dữ liệu thống nhất trong việc thống kê, tổng hợp và báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

2. Yêu cầu

- Việc tập hợp phải được thực hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời theo đúng thời hạn được yêu cầu.

- Tập hợp đầy đủ, trung thực và chính xác các ý kiến góp ý.

- Chỉ thực hiện tổng hợp các ý kiến có nội dung góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

3. Nội dung Bảng tổng hợp

Bảng tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) được xây dựng với 02 Bảng (kèm theo), cụ thể:

Bảng 1 (Bảng tổng hợp ý kiến góp ý của cá nhân): Ghi nhận ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung của cá nhân đối với nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Bảng 2 (Bảng tổng hợp ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức): Ghi nhận ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức đối với nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Hướng dẫn cụ thể về cách tổng hợp thông tin vào Bảng tổng hợp

a) Phần thông tin chung:

- Đối với Bảng 1 (Bảng tổng hợp ý kiến góp ý của cá nhân): gồm có 03 cột.

+ Cột số 1 (STT): Số thứ tự ghi theo từng ý kiến góp ý cụ thể.

+ Cột số 2 (Họ và Tên): Họ và tên cá nhân đóng góp ý kiến góp ý.

+ Cột số 3 (Thành phần đối tượng): Cột này nhằm xác định cụ thể người được xin ý kiến thuộc thành phần đối tượng nào. Cụ thể như sau: chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, luật gia. Các trường hợp còn lại, điền là cử tri.

- Đối với Bảng 2 (Bảng tổng hợp ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức): gồm có 03 cột.

+ Cột số 1 (STT): Số thứ tự ghi theo từng ý kiến góp ý cụ thể.

+ Cột số 2 (Tên cơ quan, tổ chức): Ghi đầy đủ tên cơ quan, tổ chức đóng góp ý kiến góp ý.

+ Cột số 3 (Loại hình tổ chức): Cột này nhằm xác định cụ thể cơ quan, tổ chức đóng góp ý kiến góp ý thuộc loại hình tổ chức nào. Cụ thể như sau: Cơ quan nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, Tổ chức kinh tế, Đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện,…), Lực lượng vũ trang.

b) Phần nội dung góp ý (áp dụng cho cả Bảng 1 và Bảng 2):

+ Cột 4 (Phần), cột 5 (Chương), cột 6 (Mục), cột 7 (Điều), cột 8 (Khoản), cột 9 (Điểm): Ghi nhận cụ thể phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) mà cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn đóng góp ý kiến.

+ Cột số 10 (Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung): Ghi nhận thông tin gồm có: đề xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung đối với nội dung cụ thể của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

+ Cột số 11 (Lý do của đề nghị sửa đổi, bổ sung): Ghi nhận thông tin về lý do của đề xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung đối với nội dung cụ thể của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được nêu tại Cột số 10.

+ Cột số 12 (Ý kiến khác): Ghi nhận ý kiến góp ý mà nội dung có liên quan đến:

· Đánh giá, nhận định chung về toàn bộ dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

· Góp ý về bố cục của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

· Góp ý về văn phong diễn đạt của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

· Góp ý đề nghị bổ sung mới nội dung, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

· Góp ý đề nghị bỏ nội dung, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Các nội dung cụ thể của ý kiến góp ý thuộc một trong các trường hợp nêu trên cũng phải nêu rõ các nội dung nêu trên đã phù hợp chưa? nếu chưa thì đề xuất, hướng xử lý như thế nào? Lý do của ý kiến góp ý là gì?

4. Cách thức tiếp nhận và nhập dữ liệu

- Việc nhập dữ liệu đảm bảo đúng yêu cầu đã nêu ở khoản 3 Mục II (Nội dung Bảng tổng hợp) trong đó:

+ Mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể có nhiều ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Mỗi ý kiến góp ý phải được thể hiện trên 01 dòng duy nhất của Bảng số 01 (đối với cá nhân) hoặc Bảng số 02 (đối với cơ quan, tổ chức).

+ Các đơn vị, tổ chức có trách nhiệm tổng hợp thông tin chính xác. Trước khi tổng hợp phải đối chiếu giữa phần, chương, mục, điều, khoản, điểm nêu trong ý kiến với nội dung cụ thể của ý kiến để đảm bảo nội dung góp ý là trùng khớp với phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của Dự thảo mà người dân muốn góp ý.

+ Trường hợp không có sự trùng khớp thì phải rà soát nội dung góp ý để đảm bảo ghi nhận chính xác phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của Dự thảo mà người dân muốn góp ý.

+ Tuyệt đối không tự ý thêm cột nội dung vào các Bảng tổng hợp để tránh trường hợp không thể tổng hợp dữ liệu.

+ Không tổng hợp đối với các góp ý mà nội dung không thể hiện rõ nội dung góp ý về vấn đề nào của dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi).

III. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của các đơn vị, địa phương gồm các nội dung chính được trình bày theo bố cục đã được nêu trong Phụ lục II - Đề cương Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) ban hành kèm theo Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/04/2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Về các điểm cần chú ý khi xây dựng báo cáo, Sở Tư pháp hướng dẫn chi tiết các nội dung như sau:

1. Về quá trình tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

- Công tác tổ chức lấy ý kiến:

+ Nêu cụ thể các văn bản của cơ quan, tổ chức, địa phương đã ban hành để triển khai văn bản chỉ đạo của cấp trên.

+ Nêu cụ thể các văn bản thực hiện việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

- Các hình thức tổ chức lấy ý kiến:

+ Nêu khái quát việc tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp thông qua các hình thức nào? Số liệu cụ thể về các hình thức tổ chức tiếp nhận ý kiến góp ý.

+ Nêu số lượng người tham gia góp ý theo từng hình thức và số lượng ý kiến nhận được thông qua mỗi hình thức.

- Về các đối tượng được lấy ý kiến.

+ Đối với ý kiến góp ý của cá nhân: Nêu tổng hợp ý kiến góp ý phân tách theo từng thành phần (chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, luật gia và cử tri), đồng thời, có đánh giá, nhận xét đối với ý kiến góp ý của từng thành phần đó. Ví dụ: khi phân tách đối tượng góp ý là luật sư, có bao nhiêu ý kiến góp ý? Ý kiến góp ý tập trung vào vấn đề nào của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)? Tương tự như vậy, thực hiện phân tích, đánh giá ý kiến góp ý đối với các thành phần đối tượng khác.

+ Đối với ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức: Nêu tổng hợp ý kiến góp ý phân tách theo từng loại hình tổ chức (Cơ quan nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, Tổ chức kinh tế, Đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện,…), Lực lượng vũ trang), đồng thời, có đánh giá, nhận xét đối với ý kiến góp ý của từng loại hình tổ chức đó. Ví dụ: khi phân tách đối tượng góp ý là Tổ chức kinh tế, có bao nhiêu ý kiến góp ý? Ý kiến góp ý tập trung vào vấn đề nào của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)? Tương tự như vậy, thực hiện phân tích, đánh giá ý kiến góp ý đối với các loại hình tổ chức khác khác.

2. Đánh giá chung đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

- Nêu được dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phù hợp với những quan điểm, đường lối, chính sách nào của Đảng.

- Nêu được dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phù hợp với những nội dung nào của Hiến pháp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Nêu những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Bộ luật dân sự và hướng giải quyết đối với những vấn đề đó.

- Đánh giá về tính dự báo và ổn định lâu dài của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

3. Ý kiến cụ thể về nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

- Về các quy định cụ thể của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

+ Sắp xếp bố cục ý kiến góp ý theo thứ tự các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm kết hợp với những nội dung cụ thể cần sửa đổi, đề xuất phương án sửa đổi và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ sung hoặc đưa ra khỏi dự thảo, lý do bổ sung, lý do đưa ra khỏi dự thảo tương ứng với phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

+ Tham gia ý kiến chuyên sâu về những vấn đề trọng tâm được xác định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/04/2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Về kỹ thuật lập pháp.

+ Có đánh giá cụ thể về bố cục và kết cấu, vị trí của các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

+ Có đánh giá cụ thể về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

4. Yêu cầu chung về việc trình bày

- Báo cáo phải tập hợp, phản ánh khách quan, trung thực ý kiến đóng góp.

- Đối với mỗi nội dung của Dự thảo được góp ý thì cần chú thích cụ thể từng đối tượng góp ý như: ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến của cử tri, ý kiến của cơ quan chuyên môn…

Chú ý: Các cơ quan, đơn vị có thể tham khảo, thực hiện theo mẫu báo cáo của tỉnh Đồng Nai về kết quả đóng góp ý kiến của Nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp tại địa chỉ: http://stp.dongnai.gov.vn .

IV. VỀ THỜI GIAN BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Trên cơ sở Bảng tổng hợp ý kiến góp ý và Báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện, định hướng các ý kiến góp ý đảm bảo yêu cầu được đề ra.

- Bảng tổng hợp ý kiến góp ý (Bảng Excel số 1, số 2) và Báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) gửi về Sở Tư pháp – Cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) qua địa chỉ hộp thư điện tử stp@dongnai.gov.vn và gửi Báo cáo kết quả lấy ý kiến có đóng dấu chính thức của đơn vị về Sở Tư pháp trước ngày 10/4/2015.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia của đơn vị, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến gửi về Sở Tư pháp theo quy định.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trong toàn ngành, tổ chức mình; tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến gửi về Sở Tư pháp tổng hợp.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và tổng hợp Bảng tổng hợp ý kiến góp ý tại địa phương theo Bảng 01 và Bảng 02 gửi về Sở Tư pháp theo quy định.

- UBND cấp xã có trách nhiệm tổng hợp kết quả lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và tổng hợp ý kiến góp ý tại địa bàn theo Bảng 01 và Bảng 02 gửi về UBND cấp huyện theo thời hạn quy định.

- Các cơ quan thông tấn, báo chí tổng hợp ý kiến nhân dân góp ý dự thảo theo Bảng số 1 và số 2, gửi trực tiếp đến Sở Tư pháp để tổng hợp.

Tài liệu phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến về Bộ luật dân sự (sửa đổi) được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp tại địa chỉ: http://stp.dongnai.gov.vn.

Mọi vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, đề nghị các đơn vị trao đổi trực tiếp với Sở Tư pháp theo số điện thoại: 3843251 hoặc địa chỉ email: stp@dongnai.gov.vn để có hướng dẫn cụ thể.

Tài liệu đính kèm: 

- Hướng dẫn số 150/HD-STP ngày 10/02/2015150.pdf150.pdf

- Biểu mẫu kèm theo Hướng dẫn số 150/HD-STP: 7. HUONG DAN GOP Y BLDS (SUA DOI).rar7. HUONG DAN GOP Y BLDS (SUA DOI).rar

- Mẫu báo cáo tham khảo: MAU BAO CAO THAM KHAO.rarMAU BAO CAO THAM KHAO.rar

Liên kết website

Lượt truy cập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI. Giấy phép số: 105/GP-BC ngày 28/07/2005.
Chịu trách nhiệm chính: bà Võ Thị Xuân Đào - Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Đồng Nai 
Trụ sở: Số 2, Đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.822528 - Fax: 02513.819833. Email: stp@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Tư Pháp tỉnh Đồng Nai 
® Ghi rõ nguồn "Sở Tư Pháp Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​